Làm sao để có mối quan hệ tốt với thầy cô?
CHƯƠNG 20
Làm sao để có mối quan hệ tốt với thầy cô?
Ghi tên của giáo viên mà bạn quý mến nhất. ․․․․․
Vì sao bạn quý giáo viên ấy? ․․․․․
Ghi tên của giáo viên mà bạn thấy khó ưa nhất. ․․․․․
Bạn có thể chọn bạn bè, nhưng trong phần lớn quãng đời đi học, bạn không thể chọn thầy cô. Có lẽ bạn mến tất cả các giáo viên. David, 18 tuổi, nói: “Hầu như mình chưa từng gặp rắc rối với thầy cô. Mình kính trọng họ và họ cũng thương mình”.
Mặt khác, có lẽ giáo viên của bạn giống như lời Sarah, 11 tuổi, miêu tả: “Cô giáo của em đúng là hắc ám. Em chẳng hiểu cô giảng gì cả. Khi thì cô chỉ giảng qua loa, khi thì lại dài
dòng văn tự”. Để có mối quan hệ tốt với thầy cô, trước hết bạn cần xác định rõ vấn đề mình gặp phải. Một khi làm thế, bạn sẽ dễ giải quyết hơn. Bạn thấy câu nào bên dưới đúng với cảm nghĩ của mình? Hãy đánh dấu ✔ vào câu đó, hoặc ghi ra trường hợp riêng của bạn.□ Thầy giảng bài khó hiểu quá
□ Đáng lẽ mình phải được điểm cao hơn
□ Mình thấy cô thiên vị mấy bạn khác
□ Mình đâu có đáng bị phạt như vậy
□ Hình như mình bị trù dập
□ Khác ․․․․․
Bạn có thể cải thiện tình hình bằng cách nào? Trước tiên, hãy áp dụng lời khuyên của sứ đồ Phi-e-rơ: “Hết thảy anh em hãy có cùng suy nghĩ, biểu lộ sự đồng cảm” (1 Phi-e-rơ 3:8). Sao mà đồng cảm nổi với giáo viên “hắc ám”? Hãy xem xét một số thực tế về thầy cô, điều đó có thể giúp bạn.
Thầy cô không phải là người hoàn hảo. Như bao người khác, thầy cô cũng có những thói quen lạ đời, gặp vấn đề và thậm chí còn thành kiến. Môn đồ Gia-cơ viết: “Nếu ai không vi phạm trong lời nói thì ấy là người hoàn hảo, có thể kìm hãm cả thân thể mình” (Gia-cơ 3:2). Brianna, 19 tuổi, chia sẻ: “Cô giáo dạy toán của mình dễ nổi quạu lắm. Cô thường hét vào mặt học trò nên chúng mình thấy khó mà kính trọng cô được”. Nguyên nhân là gì? Brianna cho biết: “Mấy đứa trong lớp cứ loạn cả lên và quậy phá để chọc cho cô tức hơn”.
Chắc chắn bạn rất cảm kích khi được thầy cô bỏ qua lỗi lầm và thiếu sót, nhất là những lúc bạn đang hết sức căng
thẳng. Vậy bạn cũng có thể bỏ qua cho thầy cô không? Hãy ghi lại một vụ việc xảy ra gần đây trong lớp và điều bạn nghĩ là đã chọc giận thầy cô.․․․․․
Thầy cô có những học trò cưng. Hãy xem xét những khó khăn mà thầy cô gặp phải: Có bao nhiêu học sinh thật sự muốn có mặt trong lớp? Bao nhiêu trong số đó sẵn lòng và có thể tập trung lắng nghe một đề tài trong nửa tiếng hoặc hơn? Bao nhiêu học sinh “giận cá chém thớt” và tỏ thái độ hung hăng với thầy cô? Giờ hãy hình dung bạn phải dạy 20, 30 đứa bạn hoặc hơn, và giảng một đề tài mà chẳng mấy ai trong số đó hứng thú. Chẳng phải bạn sẽ chú ý hơn đến những người tỏ ra thích thú hay sao?
Có lẽ bạn bực bội khi thấy sự thiên vị rành rành của thầy cô. Natasha kể về thầy giáo: “Lúc nào thầy cũng bắt tụi mình nộp bài tập đúng hạn nhưng lại đặc cách cho các bạn trong đội bóng. Đâu có gì lạ, thầy là trợ lý huấn luyện viên của đội mà!”. Nếu gặp tình cảnh tương tự, bạn hãy tự hỏi: “Nhưng thầy có lơ là việc giảng dạy cho mình không?”. Nếu không, sao bạn phải khó chịu hay ghen tị?
Hãy viết ra điều bạn có thể làm để thầy cô thấy rõ là bạn thích thú lắng nghe họ giảng.
․․․․․
Thầy cô hiểu lầm học sinh. Đôi khi những va chạm về tính cách hoặc sự hiểu lầm khiến thầy cô ác cảm với bạn.
Bạn nêu câu hỏi thì bị xem là bắt bẻ hay làm loạn, nói đùa thì bị cho là hỗn láo hay ngớ ngẩn.Bạn có thể làm gì nếu bị hiểu lầm? Kinh Thánh dạy: “Đừng lấy ác trả ác cho ai... Nếu có thể được, hãy gắng hết sức hòa thuận với mọi người” (Rô-ma 12:17, 18). Do đó, cố gắng đừng gây sự hay để những xung đột không đáng có xảy ra. Đừng gây chuyện để thầy cô phải la rầy bạn. Hãy cố gắng thân thiện. “Thân thiện ư? Với ‘người ấy’?”, chắc bạn nghĩ thế. Nhưng đúng vậy, hãy lễ phép chào thầy cô mỗi khi gặp họ. Dù khó nhưng nếu bạn luôn lễ phép, thậm chí tươi cười, thầy cô có thể nghĩ khác về bạn.—Rô-ma 12:20, 21.
Chẳng hạn, trước đây Công thường bị thầy cô hiểu sai. Bạn ấy kể: “Mình quá nhút nhát và không bao giờ nói chuyện với thầy cô”. Công đã giải quyết vấn đề ra sao? “Rốt cuộc, mình hiểu ra rằng thầy cô chỉ muốn giúp mình. Nên mình đặt mục tiêu là cởi mở hơn với tất cả thầy cô. Khi làm thế, mình thấy điểm số được cải thiện đáng kể”.
Đành rằng không phải lúc nào thái độ và lời nói thân thiện Châm-ngôn 25:15). Khi bị đối xử bất công, hãy bình tĩnh và nói năng nhỏ nhẹ. Có lẽ thầy cô sẽ xem lại nhận định của họ về bạn.—Châm-ngôn 15:1.
cũng có thể xoay chuyển tình thế, nhưng hãy kiên nhẫn. Vua Sa-lô-môn viết: “Hằng chậm nóng-giận mới khuyên được lòng của quan-trưởng [hoặc giáo viên]; còn lưỡi mềm-dịu bẻ gãy các xương” (Nếu bị thầy cô hiểu lầm hoặc đối xử bất công, phản ứng ban đầu của bạn thường là gì?
․․․․․
Phản ứng thế nào thì tốt hơn?
․․․․․
Cách giải quyết trong trường hợp cụ thể
Hiểu giới hạn của thầy cô chỉ mới là bước khởi đầu. Bạn có thể làm gì trong những trường hợp cụ thể? Ví dụ, nếu có cùng cảm nghĩ như những bạn dưới đây, bạn sẽ làm gì?
Đáng lẽ mình phải được điểm cao hơn. Katrina kể: “Năm nào mình cũng đạt điểm xuất sắc môn khoa học. Thế mà có một năm, thầy giáo đánh rớt mình môn đó. Đáng lẽ mình phải được điểm cao hơn. Ba má mình đến nói chuyện với hiệu trưởng, nhưng thầy chỉ nâng điểm lên một chút để mình vừa đủ đậu. Bởi vậy sau đó mình vẫn còn bức xúc”. Nếu cũng rơi vào tình cảnh ấy, bạn đừng vội buông ra những lời chỉ trích thầy cô. Thay vì thế, hãy bắt chước nhà tiên tri Na-than được nhắc đến trong Kinh Thánh. Ông phải thi hành nhiệm vụ khó khăn là vạch trần những lỗi lầm nghiêm trọng của vua Đa-vít. Na-than không xồng xộc vào cung và 2 Sa-mu-ên 12:1-7.
to tiếng buộc tội Đa-vít nhưng đã tế nhị nói với vua.—Tương tự, hãy khiêm nhường và điềm tĩnh khi trình bày với thầy cô. Nếu bạn nổi giận hay chỉ trích thầy cô là yếu kém thì họ khó có thể giúp bạn. Hãy xử sự chín chắn hơn. Trước tiên, bạn có thể nhờ thầy cô giải thích cách tính điểm cho mình hiểu. Sa-lô-môn viết: “Trả lời trước khi nghe, ấy là sự điên-dại và hổ-thẹn cho ai làm vậy” (Châm-ngôn 18:13). Sau khi lắng nghe, bạn chỉ cho họ thấy phần mà mình muốn xin họ xem lại. Cho dù thầy cô không sửa điểm, sự chín chắn của bạn sẽ để lại ấn tượng tốt nơi họ.
Mình thấy thầy cô có thành kiến với mình. Hãy xem trường hợp của Rachel. Bạn ấy là một học sinh khá giỏi trong lớp. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi Rachel lên lớp bảy. Bạn ấy cho biết: “Thầy giáo bộ môn trù dập mình hết cỡ để mình rớt môn của thầy”. Tại sao vậy? Thầy giáo nói thẳng với mẹ Rachel và bạn ấy là ông không thích đạo của họ.
Sau đó thế nào? Rachel thuật lại: “Mỗi lần thấy thầy vì thành kiến mà chấm điểm sai cho mình, mẹ đều cùng mình đến gặp thầy để nói chuyện. Cuối cùng thầy cũng thôi không gây khó dễ cho mình nữa”. Nếu gặp chuyện tương tự, bạn hãy dũng cảm nói cho cha mẹ biết. Chắc chắn cha mẹ sẽ nghĩ cách nói chuyện với giáo viên và có thể còn gặp ban giám hiệu để trình bày vấn đề.
Nhìn xa hơn thực tại
Không phải mọi vấn đề rắc rối đều có thể giải quyết êm đẹp. Đôi khi bạn phải chịu đựng. Tanya nói: “Có một thầy giáo cứ hằn học với tụi em. Thầy hay lăng mạ, chửi học trò là ‘đồ ngu’. Lúc đầu thì em khóc, nhưng sau đó em tập không bận tâm đến những lời mắng nhiếc của thầy. Em cố gắng tập trung và chăm chỉ trong giờ học. Nhờ vậy, thầy không gây nhiều vấn đề cho em, và em là một trong vài học sinh được điểm khá môn của thầy. Sau hai năm thì thầy bị sa thải”.
Khi học cách ứng xử với thầy cô khó tính, bạn rèn luyện được kỹ năng sống quý báu. Về sau, kỹ năng này sẽ giúp ích nếu bạn gặp phải người chủ khó tính. Hơn nữa, bạn cũng sẽ biết trân trọng những thầy cô dễ mến khi được học với họ.
Bạn thấy mình không có đủ thời gian? Hãy học cách biến đồng hồ thành trợ thủ đắc lực thay vì kẻ thù đáng sợ.
CÂU KINH THÁNH THEN CHỐT
“Mọi điều anh em muốn người ta làm cho mình thì anh em cũng phải làm cho họ”.—Ma-thi-ơ 7:12.
MẸO
Nếu bạn thấy thầy cô giảng bài chán ngắt, hãy tập trung vào bài học thay vì người dạy. Hãy ghi chú, lễ phép hỏi để hiểu bài hơn, và hăng hái trong giờ học. Tinh thần hăng hái có thể lan tỏa sang người khác.
BẠN CÓ BIẾT...?
Thầy cô phải dạy đi dạy lại một bài học hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần cho nhiều lớp khác nhau. Có lẽ điều đó làm họ khó giữ được nhiệt huyết như lúc ban đầu.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG!
Để buổi học tẻ nhạt trở nên thú vị hơn, mình sẽ ․․․․․
Nếu cảm thấy bị thầy cô đối xử bất công, mình sẽ ․․․․․
Về đề tài này, điều mình muốn hỏi cha mẹ là: ․․․․․
BẠN NGHĨ SAO?
● Tại sao cần tập trung vào bài học thay vì người dạy?
● Thái độ của bạn đối với điều thầy cô đang giảng có thể ảnh hưởng thế nào đến thái độ của họ đối với bạn?
[Câu nổi bật nơi trang 146]
“Mình cố gắng thân thiện với tất cả giáo viên. Thầy cô nào mình cũng biết tên, và những lúc tình cờ gặp thì mình luôn dành vài phút để chào hỏi họ”.—Thúy
[Hình nơi trang 145]
Thầy cô như những phiến đá giúp bạn đi từ chỗ không biết đến chỗ hiểu biết, nhưng bạn phải tự bước đi