Giới trẻ thắc mắc
Có phải tôi là kẻ thất bại?
“Em từng cảm thấy thua kém một bạn. Mọi chuyện đến với bạn ấy có vẻ quá dễ dàng, như là chẳng phải nỗ lực gì hết. Điều đó khiến em nghĩ mình là kẻ thất bại và không thể hiểu tại sao. Có lẽ kẻ thù lớn nhất của em chính là em”.—Quỳnh Anh *.
Bạn có sợ thử làm một việc mới vì cảm thấy mình không đủ khả năng không? Có phải lời nhận xét thiện ý của những người mà bạn kính trọng làm giảm lòng tự tin của bạn? Phải chăng sự chán nản vì những sai lầm trong quá khứ làm bạn không còn muốn cố gắng nữa? Nếu thế, làm sao bạn có thể đương đầu với sự thất bại, dù thất bại là có thật hay tưởng tượng?
Chắc chắn, bạn sẽ được lợi ích khi tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi cuối cùng vì ai cũng thất bại trong việc gì đó, dù sớm hay muộn (Rô-ma 3:23). Tuy nhiên, những người biết cách đương đầu với thất bại là người không dễ bị gục ngã. Điều này có nghĩa là họ có quan điểm thăng bằng về những sai lầm, rồi đứng dậy và thử làm lại. Như thế, lần sau họ có thể thành công hơn. Vậy, hãy xem làm sao bạn có thể đối phó với ba thử thách sau: sợ sẽ thất bại, nghĩ mình đã thất bại và thật sự thất bại.
SỢ SẼ THẤT BẠI → CÓ THỂ XẢY RA
Bạn nghĩ đến điều tệ nhất sẽ xảy ra nên không muốn thử và cho rằng cơ hội thành công rất mong manh.
Nhận ra vấn đề. Hãy đánh dấu ✔ kế bên những việc bạn muốn thành công nhưng lại cảm thấy mình sẽ thất bại, nếu thử làm.
-
Bênh vực niềm tin trước bạn học
-
Xin việc
-
Nói trước đám đông
-
Chơi một môn thể thao
-
Hát hoặc chơi một nhạc cụ
-
Việc khác ․․․․․
Hãy suy nghĩ kỹ. Xem xét những việc mà bạn vừa đánh dấu ở trên và cân nhắc những điều có thể xảy ra bằng cách trả lời hai câu hỏi sau:
“Tôi muốn có kết quả như thế nào?”.
․․․․․
“Tôi sợ điều gì sẽ xảy ra?”.
․․․․․
Bây giờ, hãy viết ra một lý do bạn nên làm việc đó, bất kể nguy cơ bị thất bại.
․․․․․
Trường hợp trong Kinh Thánh. Khi Môi-se được Đức Giê-hô-va giao trọng trách lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên, ngay lúc đó ông nghĩ điều xấu có thể xảy ra. Ông hỏi Đức Chúa Trời: ‘Nếu họ không chịu nghe con thì sao?’. Rồi ông cứ nghĩ về khuyết điểm của mình: Xuất Ê-díp-tô Ký 4:1, 10, 13, Bản Dịch Mới). Cuối cùng, Môi-se nhận nhiệm vụ và chúng ta biết ông đã thành công như thế nào. Nhờ Đức Giê-hô-va hướng dẫn, Môi-se đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên trong 40 năm.
“Con đâu có tài hùng biện... vì miệng lưỡi con chậm chạp ngập ngừng”. Thậm chí, khi Đức Giê-hô-va đã hứa giúp, ông vẫn nài xin: “Thưa Chúa, xin Chúa sai người khác làm việc đó” (Điều bạn có thể làm. Vua Sa-lô-môn viết: “Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình” (Truyền-đạo 9:10). Do đó, thay vì để nỗi sợ thất bại cản trở, bạn hãy làm việc hết lòng. Sao không nhớ lại lần nào đó mà bạn đã làm tốt hơn mong đợi? Qua thành công ấy, bạn thấy điều gì về bản thân? Giờ đây, làm sao điều ấy có thể giúp bạn chiến thắng nỗi sợ thất bại?
Gợi ý: Nếu cần, hãy xin ý kiến cha mẹ hay một người bạn thành thục để giúp bạn tự tin hơn. *
NGHĨ MÌNH ĐÃ THẤT BẠI → CHO LÀ ĐÃ XẢY RA
Khi người khác làm một việc nào đó thành công, bạn so sánh với người ấy và nghĩ mình là kẻ thất bại.
Nhận ra vấn đề. Bạn so sánh mình với ai và thành tích nào của người ấy khiến bạn nghĩ mình là kẻ thất bại?
․․․․․
Hãy suy nghĩ kỹ. Việc người ấy thành công có thật sự nghĩa là bạn đã thất bại? Bên dưới, hãy viết ra một việc mới đây, chẳng hạn như làm bài kiểm tra ở trường, bạn đã làm tốt nhưng có người còn làm tốt hơn.
․․․․․
Bây giờ, hãy viết ra lý do cho thấy sự cố gắng của bạn để làm việc đó là đáng công.
․․․․․
Trường hợp trong Kinh Thánh. Ca-in “giận” khi thấy Đức Giê-hô-va hài lòng với em trai ông là A-bên. Đức Giê-hô-va cảnh báo Ca-in về lòng ghen tị của ông nhưng *—Sáng-thế Ký 4:6, 7, BDM.
cũng tin rằng Ca-in có thể thành công nếu ông muốn. Ngài phán: “Nếu con làm phải, lẽ nào không được chấp nhận?”.Điều bạn có thể làm. Thay vì kích động tinh thần ganh đua, dù chỉ là trong ý nghĩ, hãy thừa nhận thành quả của người khác (Ga-la-ti 5:26; Rô-ma 12:15). Đồng thời, bạn nên nhận ra khả năng đặc biệt của mình, nhưng không phải để khoe khoang. Kinh Thánh nói: “Mỗi người phải thử-xét việc làm của mình, thì sự khoe mình chỉ tại mình thôi”.—Ga-la-ti 6:4.
THẬT SỰ THẤT BẠI → ĐÃ XẢY RA
Vì nghĩ đến một thất bại trước đây nên bây giờ bạn cảm thấy dù có cố gắng mấy cũng uổng công.
Nhận ra vấn đề. Thất bại nào làm bạn nản nhất?
․․․․․
Hãy suy nghĩ kỹ. Thất bại mà bạn viết ở trên có thật sự cho thấy bạn là người thất bại không? Ví dụ, nếu vấp ngã do một điểm yếu nào đó, phải chăng bạn sẽ không bao giờ làm điều gì tốt, hay đó chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn cần giúp đỡ? Nếu bị ngã khi chơi thể thao, chắc chắn bạn sẽ để một người kéo bạn đứng dậy chơi tiếp. Vậy, sao bạn không làm thế khi gặp thất bại? Hãy viết tên một người mà bạn có thể tâm sự về vấn đề của mình *.
․․․․․
Trường hợp trong Kinh Thánh. Một người viết Kinh Thánh là ông Phao-lô cũng có lúc thấy nản lòng khi không vượt qua sự yếu đuối của bản thân. Ông viết: “Khốn-nạn cho tôi!” (Rô-ma 7:24). Dù vậy, Phao-lô nhận ra những khuyết điểm của ông không chứng tỏ ông là người thất bại vì ông viết: “Ta đã đánh trận tốt-lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức-tin”.—2 Ti-mô-thê 4:7.
Điều bạn có thể làm. Thay vì chỉ tập trung vào những lỗi lầm, hãy nghĩ đến những ưu điểm của bạn. Rõ ràng, Đức Giê-hô-va cũng làm thế, vì Kinh Thánh cho biết: “Đức Chúa Trời không phải là không công-bình mà bỏ quên công-việc và lòng yêu-thương của anh em đã tỏ ra vì danh Ngài”.—Hê-bơ-rơ 6:10; Thi-thiên 110:3.
Hãy nhớ điều này: Không có ai hoàn hảo. Mọi người đều có lúc thất bại. Nếu bạn tập đứng dậy thì đó là một điều quý giá, sẽ giúp ích cho bạn khi trưởng thành. Châm-ngôn 24:16 cho biết: “Người công-bình dầu sa-ngã bảy lần, cũng chỗi-dậy”. Bạn có thể trở thành người như thế!
^ đ. 3 Tên đã đổi.
^ đ. 23 Để biết thêm thông tin, xin xem sách Giới trẻ thắc mắc—Những lời giải đáp thiết thực, chương 12, trang 102, do Nhân Chứng Giê-hô-va xuất bản.
^ đ. 31 Ca-in quyết định lờ đi lời khuyên của Đức Giê-hô-va. Sai lầm của Ca-in cho thấy bạn cần chế ngự khuynh hướng ghen tị khi thấy người khác thành công.—Phi-líp 2:3.
^ đ. 36 Khi phạm tội nghiêm trọng, một tín đồ Đấng Christ sẽ được lợi ích nếu nói với trưởng lão trong hội thánh.—Gia-cơ 5:14, 16.