Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Bạn có biết?

Từ “A-men” cuối lời cầu nguyện mang ý nghĩa gì?

Trong tiếng Việt và tiếng Hy Lạp (ngôn ngữ viết Kinh Thánh phần Tân ước), từ này là phiên âm của từ Do Thái cổ ʼa·menʹ. Từ này thường được người ta đồng thanh nói lên sau khi nghe một lời cầu nguyện, lời thề, lời chúc phước hoặc rủa sả, và cơ bản có nghĩa là “xin được như ý” hoặc “chắc chắn”. Người ta nói “A-men” để cho thấy mình đồng tình với những gì vừa được nghe. Theo một tài liệu, “từ này cũng bao hàm ý không nghi ngờ, chân thật, trung tín và đáng tin cậy”. Vào thời Kinh Thánh, nói “A-men” sau một lời thề hoặc giao ước nghĩa là chính thức đồng ý và sẵn sàng chịu hậu quả nếu làm trái với lời thề hoặc giao ước đó.—Phục-truyền Luật-lệ Ký 27:15-26.

Khi giảng dạy, đôi khi Chúa Giê-su bắt đầu câu nói bằng từ “A-men”. Ngài làm thế để nhấn mạnh tính chắc chắn của điều ngài sắp nói. Trong những trường hợp đó, từ Hy Lạp a·menʹ được dịch là “thật” hoặc “quả thật” (Ma-thi-ơ 5:18; 6:2, 5). Khi từ này được lặp lại hai lần, chẳng hạn như trong sách Phúc âm Giăng thì được dịch là “quả thật, quả thật” hoặc “chắc chắn” (Giăng 1:51; Bản Diễn Ý). Cách Chúa Giê-su dùng từ “A-men” như thế rất đặc biệt, chưa từng được dùng trong các kinh sách khác.

Trong phần Kinh Thánh tiếng Hy Lạp, một tước hiệu của Chúa Giê-su là “Đấng A-men” cho thấy sự làm chứng của ngài là “thành-tín chân-thật”.—Khải-huyền 3:14.

U-rim và Thu-mim là gì?

Thời xưa, dường như dân Y-sơ-ra-ên dùng U-rim và Thu-mim để cầu hỏi Đức Giê-hô-va về các vấn đề liên quan đến quốc gia hoặc người lãnh đạo. Những vật này được giao cho thầy tế lễ thượng phẩm và được ‘đặt trong bảng đeo ngực’ của ông (Xuất Ê-díp-tô Ký 28:15, 16, 30; Bản Dịch Mới). Kinh Thánh không miêu tả hình dạng hai vật ấy và cũng không cho biết cụ thể cách dùng chúng như thế nào. Nhưng dựa vào một số câu Kinh Thánh, dường như chúng được dùng để bắt thăm hầu biết câu trả lời từ Đức Chúa Trời là “có”, “không”, hay không có câu trả lời nào cả.

Chẳng hạn, Đa-vít đã cầu hỏi Đức Chúa Trời qua cách đó khi nhờ A-bia-tha mang đến cho ông một áo ê-phót, dường như là áo ê-phót của thầy tế lễ thượng phẩm có U-rim và Thu-mim. Đa-vít đã hỏi Đức Giê-hô-va hai câu sau: ‘Sau-lơ có đuổi theo tôi chăng?’ và ‘Các quan-trưởng Kê-i-la có nộp tôi vào tay Sau-lơ chăng?’. Cả hai câu hỏi đó đều được trả lời là có, nhờ đó Đa-vít có thể quyết định đúng.—1 Sa-mu-ên 23:6-12.

Vua Sau-lơ cũng từng “bắt thăm”, tức dùng U-rim và Thu-mim, để truy ra ai có tội. Trước tiên Sau-lơ hỏi người có tội là dân sự hay là ông và Giô-na-than, rồi tiếp đến ông hỏi người có tội là ông hay Giô-na-than (1 Sa-mu-ên 14:40-42). Về sau, khi Sau-lơ mất ân huệ của Đức Chúa Trời, Ngài không còn hướng dẫn ông “hoặc bằng chiêm-bao, hoặc bằng u-rim, hay là bởi các đấng tiên-tri”.—1 Sa-mu-ên 28:6.

Theo truyền thống Do Thái, việc dùng U-rim và Thu-mim đã chấm dứt khi đền thờ Đức Giê-hô-va bị hủy diệt vào năm 607 trước công nguyên.

[Hình nơi trang 27]

Từ “A-men” trong Khải-huyền 3:14. Bản Codex Alexandrinus, thế kỷ 5 công nguyên