Chúa có thật sự đoái đến phụ nữ?
“Vì đàn bà mà bắt đầu có tội lỗi, vì đàn bà mà hết thảy chúng ta phải chết”.—SÁCH GIẢNG DẠY, THẾ KỶ THỨ HAI TRƯỚC CÔNG NGUYÊN.
“Ngươi là cửa ngõ của ma quỷ: ngươi là kẻ tháo ấn cây cấm: ngươi là kẻ đầu tiên từ bỏ luật Chúa... Ngươi hủy phá hình ảnh Đức Chúa Trời, là người đàn ông, quá dễ dàng”.—TERTULLIAN, DE HABITU MULIEBRI, THẾ KỶ THỨ HAI CÔNG NGUYÊN.
Những dòng văn cổ trên không đến từ Kinh Thánh. Trong nhiều thế kỷ, người ta đã dùng chúng để biện hộ cho sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Ngay cả ngày nay, một số kẻ cực đoan vẫn trích các sách tôn giáo để hợp thức hóa việc thống trị phụ nữ, họ tuyên bố rằng phụ nữ phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của nhân loại. Đức Chúa Trời có ý định để cho đàn ông khinh rẻ và đối xử tàn tệ với phụ nữ không? Kinh Thánh nói gì? Chúng ta hãy cùng xem.
Phụ nữ có bị Đức Chúa Trời nguyền rủa không?
Không. Đúng hơn là “con rắn xưa kia, gọi là Kẻ Quỷ Quyệt” đã bị Đức Chúa Trời “rủa-sả”, hay nguyền rủa (Khải huyền 12:9; Sáng-thế Ký 3:14). Khi Đức Chúa Trời nói rằng A-đam sẽ “cai-trị” vợ, ngài không có ý chấp thuận việc đàn ông thống trị phụ nữ (Sáng-thế Ký 3:16). Ngài chỉ báo trước về hậu quả của tội lỗi mà hai người đầu tiên phải gánh lấy.
Vì thế, việc đối xử tàn tệ với phụ nữ là một hậu quả trực tiếp từ bản chất tội lỗi của con người chứ không phải ý muốn của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh không ủng hộ ý tưởng phụ nữ phải bị đàn ông thống trị để trả giá cho tội lỗi nguyên thủy.—Rô-ma 5:12.
Đức Chúa Trời có tạo ra phụ nữ thấp kém hơn đàn ông không?
Không. Sáng-thế Ký 1:27 cho biết: “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ”. Thế thì ngay từ đầu, loài người—nam cũng như nữ—đã được tạo ra với khả năng phản ánh các đức tính của Đức Chúa Trời. Dù A-đam và Ê-va có đặc điểm thể chất và cảm xúc riêng biệt, họ nhận được cùng một nhiệm vụ và hưởng các quyền như nhau trước mắt Đấng Tạo Hóa của họ.—Sáng-thế Ký 1:28-31.
Trước khi tạo ra Ê-va, Đức Chúa Trời nói rõ: “Người ở một mình không tốt, ta sẽ cho nó Sáng-thế Ký 2:18, Trịnh Văn Căn). Từ “tương xứng” cho thấy là phụ nữ không hề thấp kém hơn đàn ông. Hãy nghĩ về vai trò bổ sung cho nhau của bác sĩ phẫu thuật và kỹ thuật viên gây mê trong quá trình mổ. Một trong hai người có thể thực hiện ca mổ nếu thiếu người còn lại không? Dù bác sĩ phẫu thuật mới là người thực hiện chính, nhưng ông có quan trọng hơn không? Không! Tương tự, Đức Chúa Trời tạo ra người nam và nữ để hợp tác chặt chẽ, thay vì đua tranh với nhau.—Sáng-thế Ký 2:24.
một kẻ giúp đỡ tương xứng” (Điều gì cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến phụ nữ?
Do biết trước những gì loài người tội lỗi sẽ làm nên ngay từ đầu Đức Chúa Trời đã cho thấy ngài muốn bảo vệ phụ nữ. Nói về Luật pháp Môi-se vào thế kỷ 16 trước công nguyên (TCN), tác giả Laure Aynard đã viết nơi sách Phái nữ trong Kinh Thánh (La Bible au féminin) của bà như sau: “Khi giao ước Luật pháp nói đến phụ nữ, hầu hết các phần trong đó đều bảo vệ cô”.
Ví dụ, Luật pháp quy định phải tôn kính cả cha lẫn mẹ (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12; 21:15, 17). Ngoài ra, luật đòi hỏi phải quan tâm đến thai phụ (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:22). Ngay cả ngày nay, các điều luật ấy của Đức Chúa Trời cũng cung cấp sự bảo vệ vượt trội hơn hẳn những luật dành cho phụ nữ ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng không chỉ có thế.
Một Luật pháp phản ánh quan điểm của Đức Chúa Trời về phụ nữ
Luật pháp mà Đức Giê-hô-va ban cho nước Y-sơ-ra-ên cung cấp cho dân chúng, cả nam lẫn nữ, những lợi ích vô biên về thể chất, đạo đức và tâm linh. Miễn là họ lắng nghe và vâng lời, cả dân tộc sẽ “trổi hơn mọi dân trên đất” (Phục-truyền Luật-lệ Ký 28:1, 2). Phụ nữ có địa vị nào dưới Luật pháp? Hãy xem xét những điểm sau:
1. Tự do cá nhân. Không như phụ nữ tại nhiều nước cổ đại, phụ nữ Y-sơ-ra-ên được Châm-ngôn 31:11, 16-19). Phụ nữ dưới Luật pháp Môi-se được xem như những cá nhân có quyền riêng thay vì lệ thuộc vào người đàn ông.
hưởng nhiều tự do. Dù người chồng được giao vai trò trụ cột trong gia đình nhưng người vợ, với sự tin tưởng trọn vẹn của chồng, có thể ‘nghĩ đến một đồng-ruộng rồi mua nó’ và “trồng một vườn nho”. Nếu nàng có kỹ năng xe sợi và dệt vải, nàng thậm chí có thể mở cửa làm ăn (Tại nước Y-sơ-ra-ên xưa, phụ nữ cũng được tự do xây đắp mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Kinh Thánh nói về bà An-ne, người đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời về một vấn đề cá nhân và hứa nguyện cùng ngài (1 Sa-mu-ên 1:11, 24-28). Một người nữ thành Su-nem thường xin ý kiến của nhà tiên tri Ê-li-sê vào ngày Sa-bát (2 Các Vua 4:22-25). Phụ nữ được Đức Chúa Trời dùng làm người đại diện cho ngài, chẳng hạn như Đê-bô-ra và Hun-đa. Thú vị thay, những người đàn ông lỗi lạc và thầy tế lễ không ngại tìm đến họ để xin lời khuyên.—Các Quan Xét 4:4-8; 2 Các Vua 22:14-16, 20.
2. Quyền được học tập. Vì thuộc về giao ước Luật pháp nên phụ nữ được mời nghe Luật pháp, là cơ hội để họ được học tập (Phục-truyền Luật-lệ Ký 31:12; Nê-hê-mi 8:2, 8). Họ cũng được huấn luyện để tham gia vào một số khía cạnh nhất định của sự thờ phượng chung. Chẳng hạn, có lẽ một số phụ nữ đã làm công việc phục vụ tại đền thờ, trong khi những người khác ca hát trong dàn hợp xướng.—Xuất Ê-díp-tô Ký 38:8; 1 Sử-ký 25:5, 6.
Nhiều phụ nữ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm ăn có lãi (Châm-ngôn 31:24). Trái ngược với văn hóa của những nước khác vào thời đó—chỉ có cha dạy con trai—người mẹ Y-sơ-ra-ên góp phần dạy dỗ con trai cho đến khi trưởng thành (Châm-ngôn 31:1). Rõ ràng là phụ nữ ở nước Y-sơ-ra-ên xưa không hề thiếu tri thức.
Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12). Một trong những câu châm ngôn khôn ngoan của vua Sa-lô-môn là: “Hỡi con, hãy nghe lời khuyên-dạy của cha, chớ bỏ phép-tắc của mẹ con”.—Châm-ngôn 1:8.
3. Có phẩm giá và được tôn trọng. Mười Điều Răn quy định rõ ràng: “Hãy hiếu-kính cha mẹ ngươi” (Luật pháp có nhiều quy định chi tiết liên quan đến hạnh kiểm giữa những người chưa kết hôn, cho thấy sự tôn trọng phụ nữ (Lê-vi Ký 18:6, 9; Phục-truyền Luật-lệ Ký 22:25, 26). Một người chồng tốt phải để ý đến những hạn chế về thể chất và sinh lý của vợ mình.—Lê-vi Ký 18:19.
4. Quyền được bảo vệ. Trong Lời của ngài, Đức Giê-hô-va miêu tả ngài là “cha kẻ mồ-côi, và quan-xét của người góa-bụa”. Nói cách khác, ngài là đấng bảo vệ quyền lợi của những người không được cha hay chồng che chở (Thi-thiên 68:5; Phục-truyền Luật-lệ Ký 10:17, 18). Vì vậy, có trường hợp là khi vợ góa của một nhà tiên tri bị chủ nợ đối xử bất công, Đức Giê-hô-va đã can thiệp bằng phép lạ để cứu sống và giữ phẩm giá cho bà.—2 Các Vua 4:1-7.
Trước khi dân Y-sơ-ra-ên vào Đất Hứa, một người chủ gia đình tên Xê-lô-phát đã qua đời mà không có con trai. Do đó, năm con gái của ông xin Môi-se cho họ “một phần đất” trong Đất Hứa. Đức Giê-hô-va cho họ còn hơn những gì họ cầu xin. Ngài nói với Môi-se: “Ngươi phải cho chúng một phần đất làm gia nghiệp giữa các anh em của cha chúng; ngươi sẽ chuyển cho chúng gia nghiệp của cha chúng”. Kể từ đó, phụ nữ ở Y-sơ-ra-ên có thể hưởng gia tài của cha và để lại cho con cháu.—Dân-số Ký 27:1-8, Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Quan điểm của Đức Chúa Trời về phụ nữ bị bóp méo
Dưới Luật pháp Môi-se, phụ nữ có một vị thế danh giá, và quyền lợi của họ được tôn trọng. Dù thế, từ thế kỷ thứ tư TCN trở đi, Do Thái giáo bắt đầu bị ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp, vốn có tư tưởng trọng nam khinh nữ.—Xin xem khung “Sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong các tác phẩm thời xưa”.
Ví dụ, nhà thơ Hy Lạp Hesiod (thế kỷ thứ tám TCN) đã đổ lên đầu phụ nữ tội gây ra vấn đề cho nhân loại. Trong tác phẩm Theogony của mình, ông đã nói phụ nữ là “bọn đàn bà hiểm độc sống giữa những người đàn ông phàm trần để gây khổ sở cho nhân loại”. Ý tưởng này sớm phổ biến trong Do Thái giáo vào thế kỷ thứ hai TCN. Kinh Talmud, biên soạn vào thế kỷ thứ hai công nguyên trở đi, cảnh báo đàn ông: “Chớ lắm lời với đàn bà, vì rốt cuộc thì ngươi sẽ bị dắt vào đường nhuốc nhơ”.
Suốt nhiều thế kỷ, sự ngờ vực này đã ảnh hưởng sâu sắc đến vai trò của phụ nữ trong xã hội Do Thái. Vào thời Chúa Giê-su, phụ nữ chỉ được vào Sân phụ nữ trong khuôn viên đền thờ. Việc dạy dỗ về tôn giáo chỉ dành cho đàn ông, và phụ nữ dường như bị tách biệt khỏi nam giới trong nhà hội. Kinh Talmud trích lời một ráp-bi: “Kẻ nào dạy con gái mình kinh Torah [Luật pháp] là dạy nó điều bậy bạ”. Vì bóp méo quan điểm của Đức Chúa Trời, các nhà lãnh đạo Do Thái giáo đã gieo vào đầu người nam tư tưởng khinh thường phụ nữ.
Khi còn trên đất, Chúa Giê-su lưu ý đến những thành kiến như thế, vốn đã ăn sâu vào truyền thống (Ma-thi-ơ 15:6, 9; 26:7-11). Những dạy dỗ như thế có ảnh hưởng đến cách ngài đối xử với phụ nữ không? Chúng ta có thể học được gì từ hành động và thái độ của ngài? Đạo Đấng Ki-tô chân chính có giúp phụ nữ cảm thấy được xem trọng không? Bài tiếp theo sẽ giải đáp những thắc mắc này.